saturday, 04/01/2025 4:31:39 GMT + 7
Language
  • Tiếng Việt
  • English
    • 8 dự án lớn mà các nhà đầu tư Nhật Bản đã và đang muốn đầu tư tại Việt Nam đã được đặt trên bàn nghị sự của Chương trình Đối thoại công – tư Việt – Nhật lần thứ hai, diễn ra vào giữa tuần này tại Hà Nội. dự án lớn mà các nhà đầu tư Nhật Bản đã và đang muốn đầu tư tại Việt Nam đã được đặt trên bàn nghị sự của Chương trình Đối thoại công – tư Việt – Nhật lần thứ hai, diễn ra vào giữa tuần này tại Hà Nội.
    1. 1
    2. 2
    3. 3
    4. 4
    5. 5
    6. 6
    7. 7
    8. 8
    9. 9
    10. 10
    11. 11

    NHẬT BẢN MUỐN TRIỂN KHAI NHANH 8 DỰ ÁN LỚN TẠI VIỆT NAM

    8 dự án lớn mà các nhà đầu tư Nhật Bản đã và đang muốn đầu tư tại Việt Nam đã được đặt trên bàn nghị sự của Chương trình Đối thoại công – tư Việt – Nhật lần thứ hai, diễn ra vào giữa tuần này tại Hà Nội.

    dự án lớn mà các nhà đầu tư Nhật Bản đã và đang muốn đầu tư tại Việt Nam đã được đặt trên bàn nghị sự của Chương trình Đối thoại công – tư Việt – Nhật lần thứ hai, diễn ra vào giữa tuần này tại Hà Nội.

    Nhật Bản muốn triển khai nhanh 8 dự án lớn tại Việt Nam
     
     “Các nhà đầu tư của chúng tôi đều muốn đẩy nhanh tốc độ triển khai các dự án này, vì thế, hai bên cần tiếp tục rà soát để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc”, Bộ trưởng Bộ Kinh tế – Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) Yukio Edano phát biểu.
     
    Trong số 8 dự án này, ngoài Nhà máy Sản xuất mỹ phẩm của Shiseido, bắt đầu sản xuất từ tháng 4/2010 (Biên Hòa, Đồng Nai), đang muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam và Nhà máy Sản xuất máy bay dân dụng của Mitsubishi (Khu công nghiệp Thăng Long, Hà Nội), đi vào hoạt động từ tháng 12/2007, đang muốn mở rộng phát triển sản xuất phụ tùng, còn 6 dự án lớn khác đang được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm. Đó là các dự án xây dựng Trung tâm vệ tinh quan trắc địa cầu tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc; Sân bay Long Thành; Tuyến đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ; Dự án thí điểm mô hình thành phố hàm lượng carbon thấp; và hai dự án thép của Tập đoàn JFE và Tập đoàn Kobe.
     
    “Chúng tôi muốn cùng với các doanh nghiệp (DN) Nhật Bản và Việt Nam khác triển khai Dự án Sân bay Long Thành. Nhưng để thúc đẩy nhanh Dự án, phía Việt Nam cần sớm giải quyết các vấn đề liên quan đến giải phóng mặt bằng, cũng như sớm làm thủ tục để tiến hành vay vốn của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), nhằm xây dựng dự án, nhất là với các thiết kế về đường bằng, tháp điều khiển không lưu…”, vị đại diện đến từ Công ty Thương mại Mitsubishi, một trong những nhà đầu tư muốn tham gia Dự án Sân bay Long Thành nói và cho biết, muốn thu hút được vốn đầu tư vào dự án này, phải có cơ chế rõ ràng trong phân chia rủi ro giữa Nhà nước và DN, cũng như các cơ chế bảo lãnh của Chính phủ.
     
    Trong khi đó, cả hai nhà đầu tư JFE và Kobe đã kiến nghị một loạt vấn đề để mong có thể đẩy nhanh tiến độ, cũng như nâng cao hiệu quả đầu tư cho hai dự án thép ở Quảng Ngãi và Nghệ An. Với Dự án Sắt xốp Kobelco, nhà đầu tư Kobe không ngần ngại bày tỏ mong muốn được tham gia Dự án Khai thác mỏ sắt Thạch Khê, bởi tuy có trữ lượng lớn, nhưng quặng sắt ở đây lẫn nhiều tạp chất và công nghệ của Kobe có thể giải quyết vấn đề này. Còn với dự án thép mà Tập đoàn JFE muốn đầu tư cùng E-United của Đài Loan, băn khoăn nằm ở cả việc marketing và bán hàng.
     
    “Chúng tôi cố gắng xây dựng một nhà máy có năng lực cạnh tranh cao, nhưng cũng muốn Chính phủ Việt Nam có chính sách hỗ trợ để làm sao việc nhập khẩu thép từ Trung Quốc vào không quá nhiều. Tương tự, chúng tôi cũng muốn được hưởng các chính sách ưu đãi để dự án có năng lực cạnh tranh cao hơn, đảm bảo hiệu suất đầu tư và tránh được rủi ro”, đại diện của Tập đoàn JFE bày tỏ.
     
    Phát biểu tại buổi đối thoại, ông Kyohei Takahashi, đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật – Việt cho rằng, có 4 vấn đề chính mà Việt Nam cần quan tâm sửa đổi để cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nhằm thu hút mạnh mẽ hơn nữa đầu tư của DN Nhật Bản. Đó là phải làm rõ các quy định liên quan đến việc cấp phép cơ sở bán lẻ thứ hai của nhà đầu tư nước ngoài; để thủ tục thông quan đơn giản và thuận lợi hơn; tập trung phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ và đồng thời, thảo luận phương hướng để tiếp tục triển khai Sáng kiến chung Việt – Nhật trong thời gian tới.
     
    “Chúng tôi rất đồng tình với các đề xuất này và cũng nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phát triển công nghiệp phụ trợ đối với Việt Nam. Chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ lập các kế hoạch hành động để giúp Việt Nam phát triển lĩnh vực quan trọng này”, Bộ trưởng Edano nói.
     
    Đánh giá cao sự hỗ trợ của Nhật Bản, cũng như hiệu quả của các dự án mà nhà đầu tư Nhật Bản đã, đang và sẽ triển khai ở Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã cam kết sẽ phối hợp với các bộ, ngành khác để xem xét, giải quyết các vướng mắc của nhà đầu tư Nhật Bản. Cùng với đó, tiếp tục đẩy nhanh việc thực hiện Sáng kiến chung Việt – Nhật giai đoạn IV.
     
    Theo Bộ trưởng Vinh, Việt – Nhật đã vừa thống nhất lựa chọn được 5 lĩnh vực để hợp tác trong xây dựng và thực hiện Chiến lược Công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản hướng đến năm 2020. Và do vậy, sẽ có các chính sách đặc thù được xây dựng để kêu gọi và thu hút đầu tư của các DN Nhật Bản.
     
    “Không chỉ xây dựng các khu công nghiệp dành riêng cho DN Nhật Bản, mà chúng tôi còn muốn xây dựng được các làng Nhật Bản tại Việt Nam. Chúng tôi sẽ không chỉ tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, mà còn là tạo môi trường sống, làm việc tốt đẹp cho các nhà đầu tư Nhật Bản, nhằm thúc đẩy hơn nữa hợp tác Việt Nam – Nhật Bản”, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nhấn mạnh.
     
    Trong buổi tiếp Bộ trưởng Edano vào chiều 15/8, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Chính phủ Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các DN Nhật Bản tăng cường đầu tư tại Việt Nam, cũng như tăng cường hợp tác giữa hai nước trên lĩnh vực hợp tác công – tư (PPP).

     

    Người đăng: Lê Văn Công

    Nguồn tin: Nguyên Đức – Baodautu.vn; ảnh Lê Toàn

    Các giải thưởng
    Video

    anhvideo

    X
    Fanpage

    Tin tức nổi bật
    Đối tác