Sáng ngày 16/5/2016 tại CN khu Công nghiệp Từ Liêm, Hà Nội đã tổ chức thành công Đại Hiệp hội các nhà sản xuất nhôm thanh định hình phục vụ xây dựng và công nghiệp Việt Nam ( Gọi tắt là: Hiệp hội Nhôm Việt Nam). Chính thức ra mắt Hiệp hội Nhôm Việt Nam mang vai trò và sứ mệnh quan trọng giúp ngành nhôm Việt Nam bước sang một tầm cao mới, công nghệ kỹ thuật hiện đại và phát triển bền vững hướng tới công nghiệp 4.0.
Đến tham dự đại hội có các đại diện Bộ, ngành, đại diện các doanh nghiệp sản xuất nhôm. Trong Đại hội Hiệp hội Nhôm Việt Nam đã bầu chính thức nhất trí với danh sách Ban Chấp hành nhiệm kỳ I gồm 11 thành viên và đồng ý bầu ông Nguyễn Minh Kế làm Chủ tịch Hiệp hội.
Ông Vũ Văn Phụ phát biểu khai mạc Đại hội.
Trong cuộc họp, Hiệp hội đã thống nhất đưa ra các nhiệm vụ mục tiêu cụ thể:
– Tập trung quảng bá về hình ảnh của Hiệp hội.
– Tập trung được đông đảo thành viên tham gia.
– Đổi mới tăng cường năng lực cạnh tranh bằng cách xây dựng tiêu chuẩn về sản xuất chung và có các tiêu chuẩn kỹ thuật đảm bảo mục tiêu sản phẩm về chất lượng và bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.
– Tham gia tham mưu ý kiến cho bộ ngành đưa ra biện pháp bảo vệ cho lợi ích chung của ngành nhôm.
– Hiệp hội thông qua các biện pháp giảm bớt tình trạng nhôm giả, nhôm nhái kém chất lượng, nâng cao sản phẩm và hình ảnh ngành nhôm của hiệp hội.
– Tổ chức hội thảo, tọa đàm của thị trường, mời các chuyên gia về nhôm của Việt Nam và quốc tế để đối thoại, cung cấp thông tin, trao đổi kinh nghiệm phát triển…
Ban chấp hành Hiệp Hội nhôm Việt Nam nhiệm kỳ 2019-2024.
Trong những năm qua ngành nhôm cũng phải đối mặt với nhiều thách thức do dư thừa công suất, sức ép cạnh tranh ngày càng khốc liệt không chỉ từ những doanh nghiệp trong nước mà còn ảnh hưởng trực tiếp của nhôm nhập khẩu từ Trung Quốc.
Trong bối cảnh, ngành nhôm đang phải đối mặt với nhiều thách thức do sức ép cạnh tranh khốc liệt của nhôm nhập khẩu từ Trung Quốc khi nước này đang dư cung với mức tồn kho lên đến 16 triệu tấn. Theo số liệu của Tổng cục Thống Kê Quốc gia Trung Quốc, chỉ trong 4 tháng đầu năm, sản lượng nhôm của nước này là 10,89 triệu tấn nhôm và được dự đoán sẽ tăng thêm nữa vào năm 2019. Vì thế, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh xuất khẩu nhôm một cách ồ ạt với mức giá rẻ trong thời gian tới để giải phóng tồn kho. Điều này chắc chắn sẽ tác động không nhỏ đến thị trường nhôm thế giới, và Việt Nam – nước láng giềng là nước chịu ảnh hướng lớn nhất.Trong khi các sản phẩm nhôm trong nước đang phải chịu kiểm định nguồn gốc, quy trình sản xuất và chất lượng xuất xưởng khắt khe thì sản phẩm nhôm Trung Quốc lại không chịu bất cứ kiểm định nào khi nhập khẩu. Điều đó đã gây ra không ít khó khăn cho ngành nhôm Việt Nam. Vì vậy, việc đoàn kết, bắt tay cùng xây dựng tiếng nói chung của ngành là điều vô cùng cần thiết tại thời điểm này.
Tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Dung, Chủ tịch HĐQT Nam Hải Group, một trong những đơn vị sản xuất nhôm thanh định hình lâu năm tại Việt Nam cho biết thành viên của Hiệp Hội nhôm chia sẻ: “Các doanh nghiệp sản xuất nhôm Việt cần phát triển sản phẩm riêng, sản phẩm đặc trưng, tăng cường ứng dụng công nghệ vào sản xuất để tạo lợi thế cạnh tranh của thương hiệu và các doanh nghiệp trên thị trường. Đồng thời cũng cần tăng ý thức tự vệ, bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm, tối ưu quy trình sản xuất để có chi phí hợp lý, bên cạnh đó rất cần sự giúp đỡ từ phía Chính phủ để các doanh nghiệp đoàn kết phát triển trong thời kỳ khó khăn này. Bên cạnh đó, yếu tố cốt lõi của doanh nghiệp là chất lượng và hình thức của sản phẩm. Đó phải là một sản phẩm có độ bền lên đến hàng trăm năm, một sản phẩm phô diễn được vẻ đẹp, sự dẻo dai, mềm mại của nhôm.
Nói về một số hoạt động tiếp theo Hiệp hội, ông Vũ Văn Phụ, Phó Chủ tịch Hiệp Hội cho biết: “Cần triển khai ngay phương hướng nhiệm vụ của Đại hội, nổi bật nhất là xây dựng Hiệp hội trở thành tổ chức hoạt động mạnh để phát triển ngành công nghiệp nhôm của Việt Nam đảm bảo theo tiêu chí của hiệp hội đã đề ra, đồng thời đưa ngành nhôm Việt Nam lên tầm cao mới phù hợp với điều kiện trong nước và quốc tế, đoàn kết các doanh nghiệp nhôm Việt Nam cùng nhau xây dựng, vừa đóng góp cho ngành và đóng góp ý kiến lên Chính phủ để tập trung phát triển ngành công nghiệp nhôm Việt Nam còn non trẻ.
Để thực hiện tốt Nghị quyết của Đại hội và chỉ đạo của các Bộ, ngành, Ban Chấp hành Hiệp hội Nhôm Việt Nam quyết tâm nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy thế mạnh của từng cá nhân để chung sức đưa Hiệp hội Nhôm Việt Nam ngày càng phát triển, bền vững.